FIDES(VIETNAM) Phân tích thị trường 24/10 – 28/10/2022

FIDES(VIETNAM) Phân tích thị trường 24/10 – 28/10/2022

Tổng quan thị trường
Thay đổiKhối lượng giao dịchGiá trị giao dịchGiao dịch khối ngoại
(%)triệu cổ phiếu / Khối lượng giao dịch bình quântriệu đô /
giá trị giao dịch bình quân
triệu đô /
Tổng giá trị giao dịch
HSX0,74%591,06459,52(134,65)
VN301,87%182,26174,00(21,10)
HNX-1,69%63,7834,883,61
Upcom-3,16%32,6517,230,07

Source: Fiinpro

Biến động ngành (HOSE + HNX, %)

Source: Fiinpro

Top mua/bán ròng khối ngoại (HOSE + HNX, triệu đô)

Source: Fiinpro

Tin tức thị trường hàng tuần

Kinh tế – Xã hội

Giải ngân đầu tư công 10 tháng 2022

  • Theo Bộ Tài Chính, giải ngân đầu tư công tính đến cuối tháng 10/2022 ước đạt 12,95 tỷ USD, tương đương 51,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ 2021 (55,8%).

FDI 10 tháng đầu năm 2022

  • 10 tháng đầu 2022, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 22,46 tỷ USD, giảm 5,4% so cùng kỳ. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 9,93 tỷ USD (giảm 23,7% so cùng kỳ); vốn đăng ký tăng thêm đạt 8,74 tỷ USD (tăng 23,3%) và góp vốn mua cổ phần đạt 3,79 tỷ USD (tăng 4,5%). Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD (chiếm 23,8% tổng vốn đăng ký), kế đến là Nhật Bản (chiếm 18,7%, 4,19 tỷ USD) và Hàn Quốc (17,4%, 3,9 tỷ USD). Tổng vốn FDI giải ngân đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2% so cùng kỳ. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Doanh Nghiệp – Ngành

Trái phiếu công ty

  • Theo Hiệp hội trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu mua lại trong 9 tháng đầu năm 2022 là 5,68 tỷ USD (tăng 67% so cùng kỳ). Trong đó, nhóm ngân hàng và bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất.
  • Trong 20 công ty mua lại trái phiếu hàng đầu, có nhiều doanh nghiệp chưa niêm yết như Công ty Azura (328 triệu USD), Yamagata (260 triệu USD), Osaka Garden (136 triệu USD), Công ty Lotus (96 triệu USD).
  • Ngoài ra, áp lực còn đến từ một lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong thời gian tới. Có khoảng 3,4 tỷ USD sẽ đáo hạn vào năm 2022, trong đó ngân hàng (chiếm 53,4%) và bất động sản (chiếm 27%). Dự kiến, 31,6 tỷ đô la sẽ đáo hạn vào năm 2023-2024.

VHM (CTCP Vinhome)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 712,2 triệu USD (giảm 14% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 583 triệu USD (tăng 30% so cùng kỳ) nhờ VHM bắt đầu bàn giao dự án Vinhomes Ocean Park 2 và ghi nhận giao dịch bán buôn tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 và Vinhomes Ocean Park 3 với khoản lợi nhuận 387 triệu USD (chiếm 47% lợi nhuận trước thuế Q3/2022).
  • Lũy kế 9 tháng 20212, doanh thu đạt 1,25 tỷ USD (giảm 49% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 802 triệu USD (giảm 26% so cùng kỳ). (Nguồn: VHM)

VRE (CTCP Vincom Retail)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 87,2 triệu USD (tăng 155% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 34,5 triệu USD (tăng 32,7 lần so cùng kỳ) do mức cơ sở thấp Q3/2021 bởi ảnh hưởng Covid-19, VRE đã đưa ra gói hỗ trợ trị giá 40,22 triệu USD cho khách thuê trong Q3/2021.
  • Lũy kế 9 tháng 20212, doanh thu đạt 227,14 triệu USD (tăng 15,5% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 84,51 triệu USD (tăng 63% so cùng kỳ). VRE đã hỗ trợ 56,52 triệu USD cho khách thuê trong 9 tháng đầu năm 2021, so với mức 20,2 triệu USD trong Q1/2022 và không đáng kể trong Q2/2022 và Q3/2022. (Nguồn: VRE).

HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 1,38 tỷ USD (giảm 12% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế lỗ 71,4 triệu USD.
  • Lũy kế 9 tháng 20212, doanh thu đạt 5,07 tỷ USD và lợi nhuận sau thuế đạt 454 triệu USD. (Nguồn: HPG).

BSR (CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 1,72 tỷ USD (tăng 123,81% so cùng kỳ) nhờ sản lượng bán tăng 52% so cùng kỳ (Q3/2021 sản lượng tiêu thụ thấp do Covid-19) và giá bán tăng 48% so cùng kỳ theo biến động tăng của giá dầu thô trên thế giới. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,81 triệu USD, chỉ tăng 0,53% so cùng kỳ. Trong Q3/2022, BSR đã ghi nhận khoản dự phòng hàng tồn kho hơn 17,2 triệu USD.
  • Lũy kế 9 tháng 2022, doanh thu đạt 5,51 tỷ USD (tăng 90,3% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 563,12 triệu USD (tăng 222,14 % so cùng kỳ) do biên xăng dầu tăng mạnh và sản lượng bán tăng. (Nguồn: BSR).

PVT (Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 101,32 triệu USD (tăng 38,7% so cùng kỳ), trong đó: doanh thu vận tải tăng 44,8%, doanh thu dịch vụ dầu khí tăng 0,6% và doanh thu thương mại tăng 306%. Lợi nhuận trước thuế đạt 20,92 triệu USD, tăng 143% so cùng kỳ nhờ khi nhận khoản lợi nhuận 9 triệu USD từ bán tàu chở dầu thô Athena. Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường này thì lợi nhuận trước tăng 39% so cùng kỳ.
  • Lũy kế 9 tháng 2022, doanh thu đạt 287,34 triệu USD (tăng 24,9% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 27,26 triệu USD (tăng 33,9% so cùng kỳ) (Nguồn: PVT)

DPM (Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 170,88 triệu USD (tăng 37,47% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 43,37 triệu USD (tăng 61,42% so cùng kỳ) nhờ giá bán tăng 23% và sản lượng urea tiêu thụ cũng tăng 2,3% so cùng kỳ.  
  • Lũy kế 9 tháng 20212, doanh thu đạt 646,34 triệu USD (tăng 90,27% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 193 triệu USD (tăng 201,35% so cùng kỳ), trong đó: sản lượng bán đạt 620 nghìn tấn (tăng 15,3% so cùng kỳ) và giá bán tăng 67% so cùng kỳ. (Nguồn: DPM).

BMP (Binh Minh Plastics JSC) CTCP Nhựa Bình Minh  

  • Q3/2022, doanh thu đạt 65,04 triệu USD (tăng 183,8% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 7,61 triệu USD (Q3/2021 lỗ 1,13 triệu USD do ảnh hưởng Covid -19). Trong Q3/2022, sản lượng bán đạt 24 nghìn tấn, tăng 130,8% so cùng kỳ.
  • Lũy kế 9 tháng 20212, doanh thu đạt 191,32 triệu USD (tăng 40,48% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 19,47 triệu USD (tăng 348,57% so cùng kỳ), trong đó: sản lượng bán tăng 11% so cùng kỳ và giá bán tăng 26,5% so cùng kỳ. (Nguồn: BMP).

DCM (CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau)

  • Q3/2022, doanh thu đạt 133,3 triệu USD (tăng 82,5% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 29,5 triệu USD (tăng 95% so cùng kỳ).
  • Lũy kế 9 tháng 20212, doanh thu đạt 642,3 triệu USD (tăng 90% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 131,9 triệu USD (tăng hơn 4 lần so cùng kỳ).
  • Doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh nhờ giá bán tăng và sản lượng bán ở hầu hết các sản phẩm (urea, NPK) đều tăng mạnh. (Nguồn: DCM).

GEG (CTCP Điện Gia Lai)

  • GEG thông qua việc phát hành riêng lẻ 64,2 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức chuyển đổi, với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Giá chuyển đổi sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách tại thời điểm chào bán. Cổ phiếu sẽ hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm.

KDH (CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền)

  • Bà Mai Trần Thanh Trang (Chủ tịch HĐQT) đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu KDH thông qua khớp lệnh/thỏa thuận từ ngày 31/10 đến 29/11/2022, tăng sở hữu từ 1,44% lên 2,84% (tương đương nắm 20.344.515 cổ phiếu). (Nguồn: HSX).
  • VOF Investment Limited (Vinacapital) đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu KDH (1,41%) thông qua khớp lệnh/thỏa thuận từ ngày 31/10 đến 29/11/2022. (Nguồn: HSX).

KHG (CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land)

  • Ông Nguyễn Khải Hoàn (Chủ tịch HĐQT) đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu KHG thông qua khớp lệnh/thỏa thuận từ ngày 31/10 đến 29/11/2022, tăng sở hữu từ 31,29% lên 32,42% (tương đương nắm 143.664.000 cổ phiếu). (Nguồn: HSX).

FTS (CTCP Chứng khoán FPT)

  • Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI đã mua 2,1 triệu cổ phiếu FTS từ ngày 29/9 đến 25/10/2022, tăng sở hữu từ 21,43% lên 22,51% (tương đương nắm 43,901,806 cổ phiếu). (Nguồn: HSX).