FIDES(VIETNAM) Phân tích thị trường 22/08 – 26/08/2022
Tổng quan thị trường | ||||
Thay đổi | Khối lượng giao dịch | Giá trị giao dịch | Giao dịch khối ngoại | |
(%) | triệu cổ phiếu / Khối lượng giao dịch bình quân | triệu đô / giá trị giao dịch bình quân | triệu đô / Tổng giá trị giao dịch | |
HSX | 1,06% | 583,91 | 640,70 | (18,45) |
VN30 | 0,92% | 145,38 | 214,91 | (1,26) |
HNX | 0,52% | 91,12 | 81,48 | (0,75) |
Upcom | 0,12% | 53,72 | 40,38 | (2,19) |
Source: Fiinpro
Top mua/bán ròng khối ngoại (HOSE + HNX, triệu đô)

Sorce: Fiinpro
Top mua/bán ròng khối ngoại (HOSE + HNX, triệu đô)

Sorce: Fiinpro
Tin tức thị trường hàng tuần
Kinh tế – Xã hội
Giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng 2022
- Theo Bộ Tài Chính, 8 tháng đầu năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công đạt 9,23 tỷ USD, đạt 35,49% kế hoạch và đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 7 tháng đầu năm 2022
- 7 tháng đầu 2022, tổng vốn FDI đăng ký đạt 16,8 tỷ USD, giảm 12,3% so cùng kỳ. Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 6,35 tỷ USD (giảm 43,9% so cùng kỳ); vốn đăng ký tăng thêm đạt 7,5 tỷ USD (tăng 50,7%) và góp vốn mua cổ phần đạt 2,9 tỷ USD (tăng 3,6%).
- Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 4,53 tỷ USD (chiếm 27% tổng vốn đăng ký), kế đến là Hàn Quốc (chiếm 21%, 3,5 tỷ USD) và Nhật Bản (10,8%, 1,49 tỷ USD).
- Tổng vốn FDI giải ngân đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so cùng kỳ. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
CPI bình quân 8 tháng đầu năm 2022
- Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI ước tính tăng khoảng 2,58% – 2,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự báo CPI Việt Nam dao động trong khoảng 3,37-3,87%, cao hơn so với mức 3,4-3,7% theo dự báo của Tổng cục Thống kê. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước dự báo CPI quanh mức 3,7%.
Lotte tập trung vào Việt Nam sau khi rút khỏi Trung quốc
- Chủ tịch Lotte dự kiến đến Việt Nam tuần tới. Lotte đang tích cực hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và Indonesia. Nhất là thị trường Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực bán lẻ và còn nhiều dư địa để phát triển.
- Việt Nam được coi là thị trường quan trọng thứ ba của Lotte sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Lotte đang vận hành 270 cửa hàng đồ ăn nhanh Lotteria và 15 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam. Các công ty thành viên của Lotte cũng đang xây dựng các trung tâm thương mại, căn hộ quy mô lớn ở Hà Nội và TP HCM
Doanh Nghiệp – Ngành
Chứng khoán
- Giao dịch T+1,5 chính thức có hiệu lực từ ngày 29/8/2022. Theo đó nhà đầu tư có giao dịch mua, bán chứng khoán sẽ nhận được chứng khoán, tiền trước 13h ngày 29/08/2022 và có thể thực hiện mua, bán chứng khoán trong phiên giao dịch buổi chiều cùng ngày.
Ngân hàng
- Theo NHNN, tính đến ngày 15/8/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 497,8 tỷ USD (tăng 9,62% so cùng kỳ). Với mục tiêu tăng trưởng 14%, trong 4 tháng cuối năm 2022, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế có thể tăng 4,38%, tương đương khoảng 19,9 tỷ USD.
- VCB, CTG, BID và Agribank được kỳ vọng sẽ dễ dàng hơn trong việc nới room tín dụng.
MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động)
- Tháng 7/2022, doanh thu tăng 16% so với cùng kỳ và tăng 32% so với cùng kỳ do ảnh hưởng đáng kể từ Covid-19 trong tháng 7/2021.
- 7 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 3,5 tỷ USD (tăng 14% so cùng kỳ), trong đó: doanh thu từ chuỗi Thegioididong và Điện Máy Xanh đạt 2,8 tỷ USD (tăng 21% so cùng kỳ) và Bách Hóa Xanh đạt 660,8 triệu USD (giảm 14% so cùng kỳ). Tính đến cuối tháng 7, có 1.735 cửa hàng Bách Hóa Xanh với doanh thu trung bình 1,3 tỷ USD/tháng. MWG kỳ vọng Bách Hóa Xanh sẽ đạt điểm hòa vốn và có lãi từ năm 2023.
- MWG đã thuê tư vấn để tim hiểu bán chuỗi BHX, dự kiến doanh nghiệp được định giá hơn 1,5 tỷ USD. Trước đó, BHX đã công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 20% cổ phần, dự kiến hoàn thành trong Q1/2023. Đây sẽ là thương vụ lớn thứ hai sau thương vụ mua lại SAB trị giá 4,8 tỷ USD vào năm 2017.
PNJ (CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận)
- Tháng 7/2022, doanh thu đạt 109,1 triệu USD (tăng 413,6% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 3,4 triệu USD (cùng kỳ lỗ 1,4 triệu USD do toàn bộ các cửa hàng của PNJ phải đóng cửa trong giai đoạn giãn cách xã hội).
- Lũy kế 7 tháng 2022, tổng doanh thu đạt 900,9 triệu USD (tăng 71% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 50,7 triệu USD (tăng 66,1% so cùng kỳ). Doanh thu bán lẻ (chiếm 59% tổng doanh thu) tăng 78%, doanh thu bán buôn (chiếm 12% tổng doanh thu) tăng 50% và doanh thu vàng miếng (chiếm 27% tổng doanh thu) tăng 76% so cùng kỳ.
- Tính đến cuối tháng 7/2022, PNJ có 332 cửa hàng vàng, 8 cửa hàng bạc độc lập, 3 cửa hàng CAO Fine (thương hiệu trang sức cao cấp của PNJ), 4 cửa hàng Style by PNJ, 1 của hàng PNJ Watch và 3 cửa hàng PNJ Art. (Nguồn: PNJ)
TCM (CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công)
- Tháng 7/2022, doanh thu đạt 17 triệu USD (tăng 18% so cùng kỳ), trong đó: sản phẩm may chiếm 78%, vải chiếm 15% và sợi chiếm 6% tổng doanh thu. Theo thị trường tiêu thụ: Hàn Quốc (29,91%), Mỹ (28,7%), Nhật Bản (20,01%), Canada (4,63%), Châu Âu (2,7%). Lợi nhuận sau thuế đạt 1,5 triệu USD, tăng 2,24 lần dự trên mức cơ sở thấp cùng kỳ 2021.
- Lũy kế 7 tháng 2022, doanh thu đạt 108,3 triệu USD (tăng 13% so cùng kỳ, đạt 61% kế hoạch năm) và lợi nhuận sau thuế đạt 6,72 triệu USD (tăng 17% so cùng kỳ và đạt 62% kế hoạch năm).
- Tính đến tháng 8/2022, TCM đã nhận đủ đơn hàng cho Quý 3/2022 và đã nhận khoảng gần 80% đơn hàng cho kế hoạch doanh thu Quý 4/2022. (Nguồn: TCM)
TLG (CTCP Tập đoàn Thiên Long)
- Tháng 7/2022, doanh thu đạt 14,29 triệu USD (tăng 62% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 2,51 triệu USD (tăng 195% so cùng kỳ) do: cùng kỳ 2021, Covid-19 diễn biến phức tạp cả trong và ngoài nước dẫn đến kết quả kinh doanh kém.
- Lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 95,65 triệu USD (tăng 35% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 15,52 triệu USD (tăng 83% so cùng kỳ) nhờ: kinh tế phục hồi, học sinh chuẩn bị đi học thúc đẩy nhu cầu cho các sản phẩm của TLG cả thị trường trong nước và xuất khẩu. (Nguồn: TLG)
SHS (CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội)
- SHS bị loại khỏi danh sách giao dịch ký quỹ (margin) do lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2022 bị lỗ, hiệu lực từ 23/8/2022. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 lỗ 2,97 triệu USD.
ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros)
- HOSE ban hành quyết định về việc hủy niêm yết đối với gần 568 triệu cổ phiếu ROS. Ngày hủy niêm yết có hiệu lực là ngày 5/9/2022. ROS đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác.
- Trước đó, HOSE đã quyết định đình chỉ giao dịch cổ phiếu của công ty trên sàn HoSE từ ngày 12/8/2022.
VIC (Tập đoàn VINGROUP – CTCP)
- VIC có kế hoạch sẽ xây dựng “trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu – thung lũng silicon” trong vòng 3 năm tới tại Khánh Hòa nhằm quy tụ những bộ óc lớn nhất của thế giới, những chuyên gia, nhà khoa học đang sở hữu các bằng sáng chế, nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ.
MSN (CTCP Tập đoàn Masan)
- The Sherpa (Công ty con của MSN) đã mua 34% cổ phần CTCP Phúc Long Heritage với tổng giá trị 156,52 triệu USD, tăng sở hữu từ 51% lên 85%.
CTD (CTCP Xây dựng Coteccons)
- Ngày 22/8/2022, CTD và Công ty TNHH LEGO Manufacturing Việt Nam (LMV) chính thức ký kết hợp tác xây dựng nhà máy LEGO tại Bình Dương với giá trị đầu tư 1 tỷ USD. Với vai trò Tổng thầu, CTD sẽ đảm nhận toàn bộ các hạng mục xây dựng, kết cấu, cơ điện và hoàn thiện với diện tích sàn xây dựng lên đến 163.000 m2.
- Dự án dự kiến sẽ được triển khai vào Q4/2022 và bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2024. (Nguồn: CTD)
HBC (CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình)
- HBC thông qua chủ trương đầu tư hai dự án tại nước ngoài. Cụ thể, HBC sẽ đầu tư 3,1 triệu USD vào dự án 88 James tại Canada và dự án thứ hai là Regent Street tại Australia với vốn đầu tư 1,6 triệu USD. HBC sẽ tập trung vào các thị trường Canada, Úc, Mỹ và Châu Âu.
- HBC thông qua phát hành riêng lẻ 5 triệu cổ phiếu (2,4% lượng cổ phiếu đang lưu hành) cho Sanei Arrchitecture Planning Co. Ltd (Nhật Bản) với giá 32,500 VND/cổ phiếu (dự kiến Q3-Q4/2022). HBC tiếp tục tim kiếm nhà đầu tư để phát hành thêm 69 triệu cổ phiếu (28,2% lượng cổ phiếu đang lưu hành). (Nguồn: HBC)
- Ông Lê Viết Hải (Chủ tịch HĐQT) đã mua 1,63 triệu cổ phiếu HBC (tổng số cổ phiếu đăng ký mua 6,63 triệu cổ phiếu) từ 27/7 đến 25/8/2022, tăng sở hữu từ 17,21% lên 17,86% (tương đương nắm 43.913.140 cổ phiếu).
KDH (CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền)
- KDH thông qua phát hành 34,78 triệu USD trái phiếu riêng lẻ. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Kỳ hạn: 3 năm với lãi suất cố định 12%/năm.
- Toàn bộ số tiền thu được KDH đầu tư vào công ty con là Công ty TNHH Tư vấn Quốc Tế để đơn vị này tăng vốn cho công ty con là Công ty TNHH Đầu Tư Kinh doanh Bất động sản Bình Trưng lên 72,17 triệu USD. (Nguồn: KDH)
MIG (Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội)
- Dự kiến phát hành 25,74 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 VND/cổ phiếu, tỷ lệ 115:18.
- Phát hành 2,86 triệu cổ phiếu ESOP (1,74% lượng cổ phiếu đang lưu hành với giá 10.000 VND/cổ phiếu.
- Thời gian dự kiến: trong năm 2022. (Nguồn: MIG)
EIB (Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam)
- EIB dự kiến phát hành 245,9 triệu cổ phiếu trả cổ tức (2017-2021) tỷ lệ 20%. Thời gian dự kiến: Q3/2022
HT1 (CTCP Xi Măng Hà Tiên 1)
- Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (liên quan đến thành viên HĐQT) đã bán toàn bộ 1,5 triệu cổ phiếu HT1 (0,405% lượng cổ phiếu đang lưu hành) và ngày 23/8/2022. (Nguồn: HSX).
VSC (CTCP Container Việt Nam)
- Bà Tạ Kim Chi đã bán toàn bộ 6,5 triệu cổ phiếu VSC (tương đương 6,9% lượng cổ phiếu đang lưu hành) từ ngày 19/8/2022. (Nguồn: HSX)