FIDES(VIETNAM) Phân tích thị trường 04/05 – 06/05/2022

FIDES(VIETNAM) Phân tích thị trường 04/05 – 06/05/2022

 Tng quan th trường
Thay điKhi lượng giao dchGiá tr giao dchGiao dch khi ngoi
(%)triu c phiếu / Khi lượng giao dch bình quântriu đô /
giá tr
giao dch bình quân
triu đô /
T
ng giá tr giao dch
HSX-2,75%518,46674,99(3,29)
VN30-3,11%136,18246,171,30 
HNX-6,11%70,0370,090,90
Upcom-2,33%46,4633,030,47

Source: Fiinpro

Biến động ngành (HOSE + HNX, %)

Source: Fiinpro

Top mua/bán ròng khối ngoại (HOSE + HNX, triệu đô)

Source: Fiinpro

Tin tức thị trường hàng tuần

Kinh tế – Xã hội

Kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm 2022

  • CPI: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4/2022 tăng 2,64% so cùng kỳ và tăng 0,18% so tháng trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,1% so cùng kỳ và lạm phát cơ bản tăng 0,97% so cùng kỳ.
  • Xuất nhập khẩu: trong tháng 4/2022, xuất khẩu đạt 33,26 tỷ USD (tăng 25,27% so cùng kỳ) và nhập khẩu đạt 32,19 tỷ USD (tăng 15,89% so cùng kỳ), xuất siêu 1,07 tỷ USD. 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu đạt 122,36 tỷ USD (tăng 16,6% so cùng kỳ) và nhập khẩu 119,83 tỷ USD (tăng 15,99% so cùng kỳ), xuất siêu 2,53 tỷ USD.
  • Tổng mức bán lẻ và tiêu dùng: trong tháng 4/2022 ước đạt 19,8 tỷ USD, tăng 12,1% so cùng kỳ, trong đó: doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 12,4%, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 14,8% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 49,4%. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 77,28 tỷ USD, tăng 6,5% so cùng kỳ. 
  • PMI: Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam không thay đổi ở mức 51,7 trong tháng 4/2022 khi các điều kiện kinh doanh đã cải thiện trong 7 tháng liên tiếp. Tình trạng gián đoạn do đại dịch Covid đã giảm trong tháng 4. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố cản trợ tốc độ tăng trưởng, đáng kể nhất là khó khăn do dịch Covid tiếp tục diễn ra tại Trung Quốc và giá cả hàng hóa đang tăng mạnh.

Doanh Nghiệp – Ngành

Giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép hợp kim nhập khẩu

  • Ngày 5/5/2022, Bộ Công Thương quyết định giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Mỹ sẽ điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam

  • Bộ Công Thương cảnh báo về việc Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam. 27/4/2022, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC) đã tiếp nhận đơn đề nghị điều tra phạm vi sản phẩm và chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia. Dự kiến thời gian DOC quyết định khởi xướng điều tra vào cuối tháng 5.

PLX (Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam)

  • Q1/2022: doanh thu đạt 2,91 tỷ USD (tăng 75,23% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 10,58 triệu USD (giảm 63,2% so cùng kỳ).
  • Doanh thu tăng nhờ giá xăng dầu tăng.
  • Lợi nhuận sau thuế giảm do: (1) Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất nên PLX phải nhập khẩu với giá cao hơn và (2) PLX trích dự phòng hàng tồn kho (22,74 triệu USD) trong Q1/2022. (Nguồn: PLX)  

POW (Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP)

  • Q1/2022: doanh thu đạt 307,02 triệu USD (giảm 7,83% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 31,36 triệu USD (tăng 41,91% so cùng kỳ).
  • Tổng sản lượng điện giảm 27% so cùng kỳ do sản lượng giảm ở cả hai nhà máy điện: Vũng Áng (do sự cố kỹ thuật) và Cà Mau (do cạnh tranh với nguồn điện gió tại Đồng Bằng Sông Cửu Long). (Nguồn: POW)

FRT (CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT)

  • Q1/2022: doanh thu đạt 338,51 triệu USD (tăng 66,9% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế 7,16 triệu USD (tăng 5,3 lần so cùng kỳ)
  • Doanh thu từ FPT Shop tăng 38% so cùng kỳ nhờ: doanh số bán laptop tăng 74% so cùng kỳ và nhu cầu các sản phầm iPhones cũng tăng mạnh.
  • Doanh thu từ chuỗi nhà thuốc Long Châu tăng 3,7 lần so cùng kỳ nhờ: (1) mở rộng hệ thống cửa hàng và (2) doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng tăng.
  • Cuối Q1/2022, FRT có 676 cửa hàng FPT Shop và 546 cửa hàng Long Châu. (Nguồn: FRT)

HSG (CTCP Tập đoàn Hoa Sen)

  • Quý 1/2022: doanh thu đạt 550,48 triệu USD (tăng 16,7% so cùng kỳ) và lợi nhuận sau thếu 10,17 triệu USD (giảm 77,4% so cùng kỳ). Lợi nhuận giảm mạnh do: sản lượng bán giảm (13,3%), biên lợi nhuận gộp giảm (do tồn kho nguyên liệu HRC giá cao) và chi phí SG&A cao (chi phí vận chuyển, mở rộng hệ thống phân phối). (Nguồn: HSG)

HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát)

  • HPG dự kiến trả cổ tức 2021: 5% tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Thời gian dự kiến: Q2 hoặc Q3/2022. (Nguồn: HPG)

CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam)

  • CTG dự kiến tăng vốn điều lệ lên 2,3 tỷ USD thông qua phát hành hơn 569 triệu cổ phiếu trả cổ tức 2020 (tỷ lệ 11,8488%). (Nguồn: CTG)

MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động)

  • MWG dự kiến trả cổ tức 2021: 10% tiền mặt và 100% bằng cổ phiếu. Thời gian dự kiến: trong tháng 6 hoặc tháng 7/2022 sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận. (Nguồn: MWG)

VHC (CTCP Vĩnh Hoàn)

  • VHC thông qua bán toàn bộ 1,4 triệu cổ phiếu quỹ (0,79% lượng cổ phiếu đang lưu hành). Thời gian dự kiến: sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) chấp thuận. (Nguồn: HSX)

NLG (CTCP Đầu tư Nam Long)

  • Dragon Capital đã mua 1,4 triệu cổ phiếu NLG từ ngày 4/5/2022, tăng sở hữu từ 4,72% lên 5,09% (19.491.112 cổ phiếu). (Nguồn: HSX)

GEX (CTCP Tập đoàn GELEX)

  • Dragon Capital đã bán 1,7 triệu cổ phiếu GEX từ ngày 29/4/2022, giảm sở hữu từ 6,18% còn 5,98% (50.896.708 cổ phiếu).
  • Trước đó, Ông Nguyễn Văn Tuấn (Chủ tịch HĐQT) đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu GEX từ 25/4 đến 24/5/2022, tăng sở hữu từ 22,58% lên 23,75% (202.275.993 cổ phiếu). (Nguồn: HSX)