FIDES (VIETNAM) Phân tích thị trường 3/1 – 6/1/2023

FIDES (VIETNAM)Phân tích thị trường 3/1 – 6/1/2023

Tổng quan thị trường
Thay đổiKhối lượng giao dịchGiá trị giao dịchGiao dịch khối ngoại
(%)triệu cổ phiếu / Khối lượng giao dịch bình quântriệu USD /
giá trị giao dịch bình quân
triệu USD /
Tổng giá trị giao dịch
HSX4,40%584,10432,5668,97
VN305,19%190,07187,4162,86
HNX2,60%68,3040,513,72
Upcom1,54%42,3922,690,09

Source: Fiinpro

Biến động ngành (HOSE + HNX, %)

Source: Fiinpro

Top mua/bán ròng khối ngoại (HOSE + HNX, triệu USD)

Source: Fiinpro

Tin tức thị trường hàng tuần

Kinh tế – Xã hội

PMI Việt Nam tháng 12/2022

  • Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm xuống mức 46,4 điểm trong tháng 12/2022 từ mức 47,4 điểm trong tháng 11/2022. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp dưới mức 50 điểm, phản ánh các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất tiếp tục suy giảm.
  • Mức giảm kỳ này là đáng kể nhất kể từ đợt suy thoái liên quan đến đại dịch Covid-19 trong quý 3/2021.

GDP Việt Nam 2023

  • UOB dự báo GDP năm 2023 cửa Việt Nam có thể tăng trưởng 6,62% và tỷ giá USD/VND có thể đạt 25.800 trong quý 4/2023.
  • Ngân hàng Standard Chartered Bank dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2023 đạt 7,2% và tỷ giá USD/VND đạt 23.400 vào cuối năm 2023.
  • UOB và Standard Chartered đều kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất 100 điểm cơ bản vào đầu năm 2023.

Doanh Nghiệp – Ngành

Thị phần môi giới 2022

  • HNX công bố 5 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu lớn nhất trên sàn HNX trong quý 4/2022 gồm: VPS (22,2%), VNDS (9,84%), SSI (7,1%), MBS (4,98%), TCBS (4,51%)
  • Tính chung cả năm 2022, top 5 thị phần môi giới cổ phiếu trên HNX gồm: VPS (21,16%), VNDS (10%), SSI (6,89%), TCBS (5,98%), MBS (4,45%). 
  • Với thị trường Upcom: top 5 công ty có thị phần môi giới lớn nhất 2022 gồm: VPS (23,22%), VNDS (9,65%), SSI (6,55%), TCBS (5,24%), MBS (4,84%). (Nguồn: HNX).

Xăng dầu

  • Quốc hội vừa thông qua thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu với mức thuế 2.000 VND/lít, áp dụng từ 1/1/2023 đến hết 31/12/2023.
  • Từ năm 2024, mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ trở lại mức trần của biểu khung thuế là 4.000 VND/lít. Trước đó, Chính phủ áp thuế này ở mức sàn 1.000 VND/lít áp dụng từ tháng 7/2022 đến cuối năm 2022.

Ngành hàng không

  • Bamboo Airways (hãng hàng không tư nhân do CTCP Tập đoàn FLC thành lập) thành lập công ty con là CTCP Hàng hóa Hàng không Tre Việt- Bamboo Airways Cargo JSC vào 3/1/2023. Việc thành lập công ty vận tải hàng hóa hàng không nằm trong chiến lược xây dựng hệ sinh thái hàng không của Bamboo Airways.
  • Việt Nam chưa có hãng hàng không chuyên dụng để vận chuyển hàng hóa, chỉ có các hãng hàng không vừa vận chuyển hành khách kết hợp vận chuyển hàng hóa.
  • Tháng 10/2022, IPP Air Cargo xin tạm dừng cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa hàng không do tác động tiêu cực của xung đột Nga-Ukraine và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Ngành du lịch

  • Năm 2023, ngành Du lịch đề ra mục tiêu đón 110 triệu khách du lịch (tăng 5% so với 2021), trong đó: khoảng 8 triệu lượt khách quốc tế (tăng 132,6% so 2021) và 102 triệu lượt khách nội địa (tăng 0,7% so 2021). Tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 27,7 tỷ USD (tăng 31,3% so 2021).
  • Giai đoạn 2015-2019, khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng gấp 3,3 lần với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 34,4%/năm. Năm 2019, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt mức cao nhất với 5,8 triệu lượt khách. Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, mục tiêu 2023 là có thể đạt được.

Ngành ngân hàng

  • Tăng trưởng tín dụng năm 2022 ước tính khoảng 14,5%.

Ngành logistics

  • Theo Cục Hàng hải Việt Nam, năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt 733,18 triệu tấn (tăng 4% so với năm 2021). Trong đó, hàng xuất khẩu đạt 179,07 triệu tấn (giảm 3% so với 2021); hàng nhập khẩu đạt 209,26 triệu tấn (giảm 2% so với 2021); Hàng nội địa đạt 342,79 triệu tấn (tăng 12% so với 2021). Khối lượng hàng container thông qua cảng biển ước đạt 25,09 triệu TEUs (tăng 5% so với năm 2021).
  • Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, trong thời gian cao điểm của đại dịch COVID-19, giá cước tàu đã tăng lên ngưỡng cao chưa từng có nhưng hiện đã giảm 80% so với đỉnh tháng 9/2021 và đang tiếp tục giảm xuống. Tuy nhiên, cước phí hiện tại vẫn cao hơn 49% so với trung bình của năm 2019. Nguồn cung sụt giảm trên toàn cầu và lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục làm giảm giá cước vận tải trong giai đoạn 2023 – 2025.

HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát)

  • Tháng 12/2022, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 358.000 tấn (tăng 42% so tháng trước và tăng 1,4% so cùng kỳ) và sản lượng HRC đạt 144.000 tấn (giảm 20% so tháng trước và giảm 33,6% so cùng kỳ). Sản lượng ống thép và thép tấm lần lượt đạt 61.000 tấn (tăng 12,2% so cùng kỳ) và 40.000 tấn (giảm 15,5% so cùng kỳ).
  • Lũy kế năm 2022: sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt 4,2 triệu tấn (tăng 10% so 2021) và sản lượng bán HRC đạt 2,6 triệu tấn (tương đương 2021).
  • HPG sẽ tăng giá bán các sản phẩm thép cuộn 200 VND/kg, tương đương mức tăng 1,3%, hiệu lực từ 6/1/2023. (Nguồn: HPG)

CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam)

  • Kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2022: lợi nhuận trước thuế đạt 827,7 triệu USD (tăng 15% so với năm 2021) và tỷ lệ nợ xấu dưới 1,8%.

HVN (Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP)

  • HVN ước tính kết quả kinh doanh năm 2022: doanh thu đạt 3,08 tỷ USD (hoàn thành 121% kế hoạch năm) và HVN đã giảm lỗ hơn 3 triệu USD so với kế hoạch năm 2022.
  • Năm 2023, rủi ro suy thoái, lạm phát, mâu thuẫn Nga- Ukaine, tăng giá nhiên liệu…dự kiến làm giảm nhu cầu di chuyển và tốc độ phục hồi của ngành hàng không.

VTP (Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel)

  • Kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2022: doanh thu đạt 903,6 triệu USD (giảm 1% so 2021) và lợi nhuận trước thuế đạt 16,55 triệu USD (tăng 5% so 2021, hoàn thành 97% kế hoạch năm)
  • Quý 4/202, doanh thu đạt 206,38 triệu USD (giảm 19% so cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế đạt 2,89 triệu USD (tăng 8% so cùng kỳ). Biên lợi nhuận trước thuế quý 4/2022 đạt 1,4%, tương đương với quý 3/2022 nhưng thấp hơn đáng kể so với mức 2,2% trong 6 tháng đầu năm 2022. (Nguồn: VTP)

PET (Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí)

  • Kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2022: doanh thu đạt 766 triệu USD (tăng 2% so 2021, đạt 90% kế hoạch năm) và lợi nhuận trước thuế đạt 12,8 triệu USD (giảm 28% so 2021, đạt 71% kế hoạch năm). Kết quả kinh doanh 2022 không khả quan do sức cầu yếu so với mức cơ sở cao của năm 2021 trong giai đoạn dịch Covid -19 và chi phí tài chính 2022 tăng. (Nguồn: PET).

GMD (CTCP Gemadept)

  • GMD công bố kế hoạch sẽ thoái toàn bộ vốn (85%) tại cảng Nam Hải Đình Vũ (công suất 500.000 teus/năm) tại Tp Hải Phòng (miền Bắc). Giá trị chuyển nhượng vẫn chưa được công bố.
  • Mục tiêu chính: (1) hỗ trợ lượng hàng hóa thông qua cảng mới (Nam Đình Vũ giai đoạn 2: tăng công suất từ 500.000 teus/năm lên 1 triệu teus/năm) do GMD sẽ chuyển lượng khách hàng tại NHDV qua cảng mới và (2) tạo dòng tiền cho các hoạt động đầu tư mới. (Nguồn: GMD)

DXG (CTCP Tập đoàn Đất Xanh)

  • DXG muốn vay 46 triệu USD từ công ty con là CTCP Bất động sản Hà An (DXG nắm 99%) trong vòng 1 năm để bổ sung vốn kinh doanh, lãi suất 8%/năm.
  • Đáng chú ý, tháng 8/2022, DXG đã chấp thuận kế hoạch phát hành 300 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế để mua 800 triệu cổ phiếu phát hành mới bởi CTCP Bất động sản Hà An ngay khi nhận được số tiền thu được từ phát hành trái phiếu. Việc mua cổ phần dự kiến được thực hiện trong 2022. Tuy nhiên, đến nay DXG vẫn chưa công bố thông tin về đợt phát hành trên.

KBC (Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP)

  • KBC đã bàn giao 70 ha đất khu công nghiệp (150 USD/m2) cho Foxconn tại dự án Quảng Châu mở rộng (tỉnh Bắc Ninh). KBC đã thu tiền 40% và dự kiến 60% còn lại sẽ ghi nhận trong vài tháng tới sau khi KBC hoàn thành chuyển giao đất cho Foxconnn.
  • KBC thông báo kế hoạch sẽ mua lại 50 triệu cổ phiếu quỹ trong 6 tháng đầu năm 2023. Trước đó, tại ĐHCĐ bất thường, KBC thông qua kế hoạch sẽ mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ. Giá mua không vượt quá 34.000 VND/cổ phiếu.

GEG (CTCP Điện Gia Lai)

  • UBCKNN đã chấp thuận cho GEG phát hành 64,2 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức riêng lẻ có thể chuyển đổi cho quỹ Deutsche Investitions- und Entwicklungsgesellschaft mbH (DEG) – một tổ chức tài chính thuộc Ngân hàng Tái Kiến thiết của Đức. Kỳ hạn: 6 năm; thời gian chuyển đổi: 24 tháng kể từ ngày phát hành tại giá chuyển đổi là 32.000 VNĐ/cổ phiếu. Tỷ lệ cổ tức ưu đãi cố định là 6%/năm bằng tiền mặt. Sau giao dịch, vốn điều lệ của GEG tăng từ 137 triệu USD lên 164,3 triệu USD.

MIG (Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân Đội)

  • Bộ Tài chính đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ của MIG từ 70 triệu USD lên 82,1 triệu USD, bao gồm:
    • Phát hành 25,74 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 VND/cổ phiếu, tỷ lệ 115:18. Cổ phiếu không bị hạn chế chuyển nhượng.
    • Phát hành 2,86 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 VND/cổ phiếu. Hạn chế chuyển nhượng 2 năm.
  • Cả hai phương án trên phải được thực hiện trong vòng 6 tháng. Số tiền thu được hơn 12,1 triệu USD sẽ đầu tư vào hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư tài chính (tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi…) với tỷ suất sinh lời dự kiến 7%/năm. (Nguồn: MIG)

MWG (CTCP Đầu tư Thế giới Di động)

  • Dragon Capital đã bán 6,65 triệu cổ phiếu MWG từ ngày 26/12/2022, giảm sở hữu từ 10,13% còn 9,67% (tương đương 141.452.433 cổ phiếu). (Nguồn: HSX)

STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín)

  • Dragon Capital đã mua 1,54 triệu cổ phiếu STB từ ngày 30/12/2022 đến 3/1/2023, tăng sở hữu từ 5,78% lên 5,87% (tương đương 110.627.800 cổ phiếu). (Nguồn: HSX)

PVS (Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam)

  • Dragon Capital đã mua 750.000 cổ phiếu PVS từ ngày 27/12/2022, tăng sở hữu từ 5,99% lên 6,15% (tương đương 29.377.500 cổ phiếu). (Nguồn: HSX)

MSB (Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam)

  • Bà Đinh Thị Tố Uyên (Phó giám đốc) đã mua 1,57 triệu cổ phiếu MSB trong tổng số 2 triệu cổ phiếu đăng ký mua từ ngày 1/12 đến 28/12/2022, tăng sở hữu từ 0,006% lên 0,084% (tương đương 1.679.700 cổ phiếu). (Nguồn: HSX)